Thời trang là một ngành công nghiệp năng động và mang đến cơ hội có được thu nhập béo bở cho những người làm việc chăm chỉ để xây dựng tên tuổi của họ. Và sau đây là danh sách 10 nhà thiết kế thời trang giàu nhất thế giới và cũng những người đã thành công nhất, kiếm được hàng tỉ đô la từ chính thiết kế của họ.
- Giorgio Armani
- Ralph Lauren
- Renzo Rosso
- Miuccia Prada
- Aerin Lauder
- Stefano Gabbana
- Domenico Dolce
- Michael Kors
- Tory Burch
- Sara Blakely
Giorgio Armani
Nhà thiết kế giàu nhất thế giới đó chính là Giorgio Armani. Ông thành lập hãng Armani vào năm 1975, nhãn hiệu Ý này ví như là “nhà máy điện toàn cầu”, chủ nhân của nó ban đầu chỉ là một sinh viên y khoa. Ông đã dành thời gian cho quân đội và sau đó chuyển sang làm việc tại một cửa hàng ở Milan. Armani lần đầu tiên làm việc cho Nino Cerruti trước khi bắt đầu nhãn hiệu thời trang của riêng mình.
Theo Forbes, Giorgio Armani là nhà thiết kế thời trang nam giàu nhất thế giới. Năm 2018, ông mang về doanh thu ấn tượng 2,7 tỷ USD. Để có được tài sản khổng lồ, nhà thiết kế 85 tuổi kinh doanh thời trang, phụ kiện, nước hoa, mỹ phẩm, nội thất, bất động sản, nhà hàng và khách sạn. Armani sinh ra ở thị trấn Piacenza ở miền bắc Italy năm 1934. Trước khi trở thành nhà thiết kế, ông từng học ngành y tại Đại học Piacenza trong hai năm và tham gia nghĩa vụ quân sự vào năm 1957. Rời quân đội, Armani làm công việc bày biện tủ kính tại cửa hàng bách hóa La Rinoscente ở Milan. Năm 1965, Armani bắt đầu thiết kế cho hãng Nino Cerruti. Tại đây, ông gặp nhà thiết kế Sergio Galeotti và cả hai phải lòng nhau.
Năm 1975, cả hai bắt tay thành lập hãng thời trang Armani với số vốn đầu tư khoảng 2,5 triệu bảng. Trong khi Armani tập trung vào thiết kế, Galeotti lo mảng kinh doanh. Chỉ một năm sau, hãng phát triển mở rộng ra nước ngoài. Từ những năm cuối thập niên 1970 đến nay, Armani là một trong những công ty thời trang hàng đầu thế giới với hơn 130 cửa hiệu ở Italy, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore… Đầm haute couture của nhà mốt thường xuyên xuất hiện trên những thảm đỏ danh giá như lễ trao giải Oscar, liên hoan phim Cannes… được nhiều mỹ nhân Hollywood yêu thích.
Giá trị tài sản của Armani là 11,2 tỷ USD.
Richest Fashion Designers Giorgio Armani.
Giorgio Armani
Ralph Lauren
Ralph Lauren là nhà thiết kế trang phục cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong dịp nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vừa qua. Ông sinh ra ở Bronx, New York và bắt đầu bằng cách bán những chiếc cà vạt mà ông đã làm ra. Ông tiếp tục làm điều đó cho đến khi ông gần 30 tuổi và thiết kế theo phong cách châu Âu của ông đã “bắt mắt” Neiman Marcus, vị khách hàng đầu tiên của ông. Vào thời điểm này, Ralph Lauren đã làm việc cho một công ty liên kết với tư cách là nhân viên bán hàng. Lauren mơ ước trở thành một triệu phú từ khi còn nhỏ và có vẻ như với tài sản hiện nay, ước mơ của ông đã được hoàn thành.
Ralph Lauren sinh ngày 14 tháng 10 năm 1939, là nhà thiết kế thời trang, doanh nhân người Mỹ. Ông được biết đến với Ralph Lauren Corporation, một tập đoàn thời trang trị giá hàng tỉ đô-la Mỹ.Tính đến tháng 10 năm 2017, Forbes ước tính tổng tài sản của Lauren là khoảng 5,8 tỉ USD, giúp ông trở thành người giàu thứ 91 tại Mỹ. Không có nhiều thương hiệu Mỹ đạt được danh tiếng và thành công như những gì nhà thiết kế Ralph Lauren đã làm được. Những thiết kế của nhà mốt này có thể đồng thời gợi lên sự quyến rũ, tinh tế nhưng vẫn giữ được sự gần gũi và thân thuộc.
Trong nửa thế kỷ phát triển, Ralph Lauren nổi bật với sự cân bằng trong các sáng tạo của mình. Ralph Lauren thành lập thương hiệu cùng tên vào năm 1967. Năm 1970, Ralph Lauren đã giành giải thưởng COTY (Coty American Fashion Critics’ Awards) cho dòng trang phục nam của mình. Giải thưởng chỉ dành cho các nhà thiết kế Mỹ, hoạt động từ năm 1943 đến 1984. Sau đó, ông bắt đầu thiết kế trang phục cho cả nam lẫn nữ. Vào năm 1974, ông có cơ hội lớn để phổ biến rộng rãi các thiết kế của mình đến với các tín đồ thời trang nhờ đảm nhận phần trang phục cho nhân vật Jay Gatsby của Robert Redford. Những bộ âu phục của ông trong phim đã tạo nên một cơn sốt thời trang và trở thành thiết kế được yêu thích đến ngày nay.
Giá trị tài sản của Ralph Lauren là 6,16 tỷ USD.
American fashion designer Ralph Lauren.
Ralph Lauren
Renzo Rosso
Renzo Rosso là nhà thiết kế thời trang – triệu phú người Ý nổi tiếng. Ông được Suzy Menkes ví như “Jeans Genius” khi có thể làm thế giới mua chiếc quần jeans với giá 300 đô-la Mỹ. Hiện nay, Ross đang đứng đầu tập đoàn OTB, là công ty mẹ của các thương hiệu như Maison Martin Margiela, Marni, Viktor & Rolf, Diesel và Brave Kid. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nông dân tại vùng Tây Bắc nước Ý, Rosso sớm thấu hiểu nỗi vất vả của những lao động nghèo. Cậu bé Renzo Rosso luôn mang trong mình một hoài bão phải thay đổi số phận, thoát được cảnh nghèo khó. Trong một lần phỏng vấn, nhà thiết kế thời trang Renzo Rosso từng chia sẻ nơi ông sinh ra là một làng quê nghèo, chỉ có khoảng 1 chiếc xe hơi và 2 cái TV. Có lần, một nhóm quân sĩ Mỹ trên chiếc Cadillac đến cắm trại ngay trước nhà Rosso, ông nhìn họ và tưởng rằng họ đến từ mặt trăng. Sau nhiều năm làm việc cật lực và không ngừng nghỉ, nhà thiết kế Renzo Rosso cuối cùng cũng chạm đến thành công và danh vọng, trở thành cái tên được cả thế giới biết đến.
Ngoài việc nắm giữ cương vị chủ chốt của Tập đoàn OTB, Rosso còn sở hữu công ty đầu tư Red Circle, nông trại Diesel ở Venento, khách sạn Pelican ở Miami, câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Bassano del Grappa. Tuy nhiên, thương hiệu Diesel vẫn là đứa con tinh thần, niềm tự hào lớn nhất của Renzo Rosso. Trong một số bài phỏng vấn, ông luôn nhấn mạnh sự quan trọng của thương hiệu này trong cuộc đời ông và luôn cố gắng thiết lập một đế chế Diesel hùng mạnh.
Khi Renzo Rosso đến Manhattan để mở cửa hàng Diesel đầu tiên, ông đã cố tình chọn vị trí đối diện với một cửa hàng của Levi’s trên đại lộ Lexington. Ông muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp những sản phẩm của mình ngay trước một cửa hàng khác. Năm 1996, Diesel không có đủ hàng hóa để bày kín trong cửa hiệu, vì thế Rosso đã cho xây dựng một quầy bar và bàn DJ bên trong. Trong vài tháng đầu, cửa hàng đóng cửa lúc sáu giờ và sau đó tổ chức tiệc tùng. Giờ đây ở tuổi 57, ông cho biết sẽ rút lui khỏi những buổi tiệc tùng nhưng hình ảnh một người đàn ông với lọn tóc vàng, quần skinny cùng hình xăm nơi ngón tay vẫn cho thấy Rosso hệt như một ngôi sao nhạc rock.
Ông sở hữu 100% cổ phần Diesel, thương hiệu đồ jeans hàng đầu của Italia. Thông qua một công ty có tên gọi Only the Brave, Rosso đã dành cả thập kỷ qua để thu mua hầu hết cổ phần của các hãng thời trang nhỏ và uy tín khắp châu Âu như Maison Martin Margiela, Viktor & Rolf và Marni. Doanh thu tập đoàn Diesel trong năm 2012 đạt 2 tỷ USD. Ngày nay, thương hiệu denim của Rosso còn được đánh giá cao hơn cả quần jeans và ông sở hữu các thương hiệu nổi tiếng bao gồm Only the Brave và Marni.
Giá trị tài sản của Renzo Rosso là 4,8 tỷ USD.
The “Jeans Genius” Renzo Rosso
Renzo Rosso
Miuccia Prada
Miuccia Bianchi Prada là một nhà thiết kế thời trang và nữ doanh nhân tỷ phú người Ý. Cô là nhà thiết kế chính của Prada và người sáng lập công ty con Miu Miu. Năm 2019, Forbes ước tính giá trị ròng của cô là 2,4 tỷ USD. Miuccia Prada được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất trong ngành thời trang cao cấp bởi tài lãnh đạo cũng như tài năng sáng tạo vượt bậc. Các sản phẩm đống dấu Prada đều làm những tính đồ thời trang điên đảo với thiết kế đẹp mắt tinh xảo và chất lượng mang đẳng cấp quốc tế. Miuccia Prada là cháu ngoại của Mario Prada – người sáng lập nên thương hiệu Prada năm 1913 nổi tiếng thế giới cho các mặt hàng thời trang cao cấp dành cho nam và nữ.
Năm 1970, Miuccia Prada tham gia vào Prada với vai trò nhà thiết kế và điều hành công ty cùng mẹ. Tám năm sau, bà trở thành nữ kinh doanh trong ngành thiết kế và quản lý thương hiệu thay thế cho mẹ từ năm 1978. Năm 1977, cuộc gặp gỡ với đối tác Patrizio Bertelli, một chàng trai người Ýcũng kinh doanh trong lĩnh vực đồ da đã trở thành bước ngoặc thay đổi cuộc đời Miuccia khi ông đưa ra lời khuyên ngừng nhập khẩu đồ da và thay đổi phong cách Prada. Miuccia Prada đã có những định hướng mới cho thương hiệu. Năm 1985, với mẫu túi xách chất liệu nylon có màu đen do bà thiết kế, thương hiệu Prada tạo được chỗ đứng khi gây sốt khắp toàn cầu. Bốn năm sau, Prada, vốn là một người không có nền tảng cơ bản về thời trang, đã cho ra mắt BST quần áo dành cho nữ và dành được lời khen ngợi từ các nhà phê bình và khách hàng.
Tiếp nối thành công, Miuccia Prada lập nên thương hiệu Miu Miu vào năm 1992. Chính nhờ sự dẫn dắt của bà, thương hiệu Prada rở thành một thương hiệu thời trang toàn cầu với những dòng sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận hoặc chí ít là làm đau đầu các thương hiệu cạnh tranh khác như Fendi, Helmut Lang, Jil Sander và Church&Company. Năm 2002, Prada có giá trị thương hiệu lên tới 1.9 tỉ đô la. Giải thưởng: Năm 2010, Prada được xướng tên cho giải McKim Medal Laureate dành cho NTK có nhiều cống hiến trong ngành công nghiệp thiết kế thời trang và kinh doanh, của Học viện Hoa Kỳ tại Rome.
Giá trị tài sản của Miuccia Prada là 2,4 tỷ USD.
Italian fashion designer and businesswoman Miuccia Prada.
Miuccia Prada
Aerin Lauder
Aerin Lauder, cháu gái của người sáng lập thương hiệu cùng tên Estée Lauder, là một trong những doanh nhân giàu nhất làng mỹ phẩm thế giới. Năm 2012, Aerin sáng lập một thương hiệu mỹ phẩm mang tên mình, độc lập với tập đoàn Estée Lauder. Thương hiệu Aerin của cô bắt đầu với mỹ phẩm trang điểm và bây giờ đã mở rộng sang kinh doanh nước hoa, phụ kiện, trang sức và thậm chí trang trí nội thất. Tuy nhiên, người con gái cả của doanh nhân Ronald Lauder bây giờ vẫn đảm đương vai trò giám đốc hình ảnh và sáng tạo của tập đoàn Estée Lauder, nơi cô đã làm việc hơn 2 thập kỷ từ lúc vẫn còn là sinh viên của trường đại học Pennsylvania.
Aerin Lauder thường nhắc đến một câu nói của người bà kính yêu Estée đã khiến cô khắc ghi mãi trong lòng: “Tôi không đạt được mục tiêu bằng cách nuôi hy vọng. Tôi đạt được mục tiêu vì tôi làm việc hết sức.” Aerin Lauder mang họ Zinterhofer của chồng và bạn học thanh mai trúc mã, Erin Zinterhofer, người có bằng đại học M.B.A. của Harvard và là sáng lập viên của công ty góp vốn tư nhân Searchlight Capital năm 2010. Aerin Lauder là người thừa kế của thương hiệu Estee Lauder, được thành lập bởi ông bà. Cô đã học tại Đại học Pennsylvania, nghiên cứu về truyền thông nhưng sau đó đã đưa ra thương hiệu riêng của mình là Aerin – chuyên cung cấp nước hoa, đồ trang sức, phụ kiện, quần áo và đồ trang điểm. Song, Aerin Lauder cũng là giám đốc phong cách và hình ảnh của công ty tại Estee Lauder.
Một ngày, Aerin lúc đó đã nắm trong tay khối tài sản cá nhân lên đến 2,2 tỷ đô-la Mỹ, quyết định phải tạo ra một đế chế cho riêng mình. Người thừa kế của dòng họ Lauder liền ra mắt thương hiệu làm đẹp và phong cách sống Aerin, tách biệt hoàn toàn với các nhãn hàng mỹ phẩm thuộc Estée Lauder (bao gồm Clinique, Bobbi Brown và La Mer, với doanh thu ròng trong năm 2015 là 11 tỷ đô-la Mỹ).
Giá trị tài sản của Aerin Lauder là 2,6 tỷ USD.
Fashion Designer Aerin Rebecca Lauder Zinterhofer.
Aerin Lauder
Stefano Gabbana
Stefano Gabbana sinh ngày 14 tháng 11 năm 1962, là một nhà thiết kế thời trang và cùng với Domenico Dolce, người đồng sáng lập của nhà mốt xa xỉ Dolce & Gabbana. Gabbana sinh ra ở Milano với một người cha làm việc trong một nhà máy in và một người mẹ làm việc cho một dịch vụ giặt ủi. Gia đình Gabbana đến từ Veneto: cha ông sinh ra ở Ceggia và mẹ ông ở Cessalto. Ông tốt nghiệp Istituto Superiore per le Industrie Artistiche, một học viện thiết kế ở Rome. Năm 1980, Gabbana đã gặp Sicilian Domenico Dolce thông qua chủ nhân, nhà thiết kế của Dolce Giorgio Correggiari. Correggiari, người đã chết năm 2012, có ảnh hưởng rất lớn đến cặp đôi này, Gabbana nói vào năm 2013: “Anh ấy không nổi tiếng lắm. Nhưng đối với chúng tôi, anh ấy rất quan trọng. Anh ấy đã dạy chúng tôi những gì ‘không’ phải làm.
Năm 1983, Gabbana và Dolce rời Correggiari để tự làm việc; hai năm sau, họ đã ra mắt Dolce & Gabbana S.p.A. (D & G). Vào tháng 10 năm 1985, thương hiệu Dolce & Gabbana đã ra mắt buổi trình diễn thời trang tại Milano Collezioni’s Nuovi Talenti (Tài năng mới). Vào tháng 3 năm 1986, D & G đã phát hành bộ sưu tập đầu tiên và tổ chức chương trình riêng của mình, “Real Women”. Năm 1987, cửa hàng D & G đầu tiên được mở tại Milan, tại số 7 Via Santa Cecilia. Năm 1988, D & G đã thiết lập quan hệ đối tác với cha của Dolce, Saverio, người sở hữu công ty sản xuất Dolce Saverio tại Legnano, gần Milano.
Gặp nhau năm 1980 nhưng hai năm sau đó Domenico Dolce và Stefano Gabbana mới nảy sinh tình cảm. Chính Domenico đã khiến Stefano, một nhà thiết kế đồ họa trở nên đam mê với thời trang và chỉ dẫn anh về thời trang. Rồi họ quyết định gắn bó hơn nữa với sự chào đời của đứa con tinh thần, thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana vào năm 1985 dưới sự giúp đỡ của gia đình nhà Domenico. Sự tâm đầu ý hợp trong thiết kế và kinh doanh đã giúp tên tuổi họ lên như diều gặp gió, từ dòng thời trang nữ, họ cho ra mắt các dòng đồ đi biển, đồ lót, nước hoa, thời trang nam, mắt kính, jeans cũng như nhãn hiệu phụ D&G.
Giá trị tài sản của Stefano Gabbana là 1,9 tỷ USD.
The co-founder of the Dolce & Gabbana luxury fashion house.
Stefano Gabbana
Domenico Dolce
Domenico Mario Assunto Dolce sinh ngày 13 tháng 8 năm 1958, là một nhà thiết kế thời trang và doanh nhân người Ý. Cùng với Stefano Gabbana, anh là một nửa của nhà mốt xa xỉ Dolce & Gabbana (D&G). Kể từ khi thành lập D&G năm 1985, Dolce đã trở thành một trong những nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng nhất thế giới và là một biểu tượng của ngành. Vào năm 1980, Dolce đã gặp Stefano Gabbana thông qua chủ nhân của Dolce, nhà thiết kế Giorgio Correggiari. Năm 1983, Gabbana và Dolce rời Correggiari để tự làm việc; hai năm sau, họ đã ra mắt Dolce & Gabbana S.p.A. (D & G).
Năm 1988, D & G đã thiết lập quan hệ đối tác với cha của Dolce, Saverio, người sở hữu công ty sản xuất Dolce Saverio tại Legnano, gần Milano. Dolce & Gabbana là một hiện tượng hiếm có của làng thời trang thế giới. Sự gắn kết kỳ lạ của hai người đàn ông yêu thời trang, đã khiến họ trở thành cặp đôi bất bại. Từ bàn tay trắng, cả hai cùng nhau trải qua muôn trùng thử thách và gặt hái những đỉnh cao vinh quang. Ngay cả khi tuyên bố chia tay, họ vẫn sát cánh bên nhau, thực hiện sứ mệnh của những ông chủ Dolce & Gabbana chứ không hề đường ai nấy đi.
Buổi trình diễn giới thiệu bộ sưu tập đầu tiên với công chúng của hai nhà thiết kế là vào tuần lễ thời trang Milan năm 1985, lúc này hai người vẫn chỉ là hai chàng thanh niên trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ phong cách của những góa phụ vùng Sicily – một trong những hòn đảo lớn nhất Địa Trung Hải bằng điểm nhấn chủ yếu là những đường viền ren màu đen. Những thiết kế của họ đều tôn lên vẻ nữ tính, quyến rũ của phái đẹp theo cách đầy nghệ thuật. Cùng nhau, họ đưa thương hiệu chung của mình trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới, tạo ra những chuẩn mực và xu hướng mới cho thời trang trong nhiều thập niên qua. Đồng thời cả hai cũng đã tạo cho mình một đế chế thời trang.
Giá trị tài sản của Domenico Dolce là 1,9 tỷ USD.
Italian fashion designer Domenico Dolce
Domenico Dolce
Michael Kors
Michael Kors sinh ngày 9 tháng 8 năm 1959, là nhà thiết kế thời trang cao cấp người Mỹ, đi lên từ thiết kế thời trang thể thao. Anh là chủ tịch danh dự và cũng là giám đốc sáng tạo cho công ty của mình có tên Michael Kors Holdings Limited (KORS) chuyên sản xuất các phụ kiện trong ngành thời trang. Anh cũng là nhà thiết kế trang phục nữ đầu tiên của hãng thời trang Pháp, Céline, từ năm 1997 tới 2003. Thương hiệu MK có lẽ không hề xa lạ với những tín đồ thời trang Việt Nam và thế giới. MK được viết tắt từ tên Michael Kors, một thương hiệu có tiếng ở Mỹ, được sáng lập bởi nhà thiết kế cùng tên.
Đam mê và năng khiếu về thời trang của ông sớm được bộc lộ khi còn rất nhỏ. Được sinh ra trong gia đình có mẹ là một cựu người mẫu thời trang chuyên nghiệp đã ảnh hưởng đến niềm đam mê thời trang của ông. Được biết, Michael Kors đã tự tay thiết kế váy cưới cho mẹ của mình khi bà tái hôn lúc ông lên 5. Michael bắt đầu nghiêm túc đi theo con đường thiết kế khi quyết định theo học tại Học viện thời trang và công nghệ (New York) vào năm 1977. Tuy nhiên, sau 9 tháng theo đuổi nghiệp học một cách nghiêm túc, ông bắt đầu bỏ dở việc học để làm việc tại một cửa hàng thời trang nhỏ, nơi mà ông có thể bán ra những thiết kế của mình. Một thời gian sau, tài năng của Michael lọt vào mắt xanh của Dawn Mello, nguyên Giám đốc thời trang của Bergdorf Goodman, người đã giúp ông thực hiện được bộ sưu tập đầu tay.
Từ những thành công ban đầu, ông bắt đầu thành lập thương hiệu thời trang cùng tên cho riêng mình vào năm 1981. Thương hiệu Michael Kors bắt đầu xuất hiện trong làng thời trang thế giới từ đây. Những sản phẩm của ông được sự đón nhận tích cực và nhanh chóng đưa tên tuổi của ông nổi tiếng khắp nước Mỹ. Kors đã bị phá sản vào năm 1993. Mặc dù bị phá sản nhưng ông đã hồi phục và hiện nay là một trong số ít nhà thiết kế giàu có trên thế giới. Thương hiệu Michael Kors được biết đến với những sản phẩm được ưa chuộng trong ngành thời trang như quần áo, đồng hồ, nước hoa,…
Giá trị tài sản của Michael Kors là 1 tỷ USD.
Fashion designer Michael Kors
Michael Kors
Tory Burch
Tory Burch được sinh ra ở Valley Forge, Pennsylvania trong một gia đình giàu có. Cha cô là một nhà đầu tư có máu mặt trên thị trường chứng khoán và còn sở hữu công ty cốc giấy. Ông từng hẹn hò với Grace Kelly và Joan Bennet trước khi cưới bà Reva – mẹ cô, cũng là một nữ diễn viên có tiếng. Năm 1988, Burch tốt nghiệp tại Đại học Pennsylvania, chuyên ngành lịch sử nghệ thuật, cô là thành viên hội nữ sinh Kappa Alpha Theta. Sau đó, Tory Burch chuyển đến New York và làm việc cho Zoran – một nhà thiết kế đến từ Nam Tư trước khi đến với Harper Bazzar. Cô chuyển hướng sang vị trí Quan hệ công chúng và Quảng cáo tại Vera Wang, Polo Ralph Lauren và Loewe.
Tory Burch bắt đầu nhãn thời trang “TRB by Tory Burch”, sau này là “Tory Burch” khi mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Manhattan năm 2004. Tory Burch thành công bước đầu khi gần như toàn bộ hàng dự trữ được bán hết trong ngày đầu tiên. Oprah Winfrey trong show của mình năm 2005 gọi Burch là “điều vĩ đại tiếp theo trong ngành công nghiệp thời trang” , nhờ vậy mà trang mạng của Burch đã nhận được sự quan tâm khổng lồ với 8 triệu lượt truy cập ngay ngày sau đó. Năm 2007, Tory Burch đã có một danh sách dài những khách hàng chờ đợi mua trang phục của mình. Kể từ khi ra mắt, công ty đã phát triển mạnh mẽ với 140 cửa hàng Tory Burch trên toàn thế giới, bao gồm những thành phố hàng đầu như New York, Los Angeles, London, Rome, Tokyo, Seoul… Các dòng thời trang của thương hiệu bao gồm dòng trang phục may sẵn, giày dép, túi xách, phụ kiện, đồng hồ, phụ kiện, nước hoa, sản phẩm làm đẹp và cả đồ nội thất.
Khởi nghiệp khi đã có 3 con, chỉ 10 năm sau, Tory tìm được chỗ đứng trong lĩnh vực từng bị thống trị bởi nhà thiết kế nam. Tory Burch bắt tay vào những thiết kế đầu tiên tại căn bếp, với kinh nghiệm tạo mẫu gần như con số không. Ít ai ngờ chưa đến một thập kỷ sau, cô trở thành nữ tỷ phú trẻ thứ 2 ở Mỹ, đứng đầu một “đế chế” thời trang có mặt tại hầu hết các kinh đô lớn. Trang phục mang thương hiệu Tory Burch có dấu ấn thiết kế cao cấp nhưng dành cho mọi phụ nữ. Nhờ vậy, thương hiệu nhanh chóng thành công trên toàn cầu.
Giá trị tài sản của Tory Burch là 1 tỷ USD.
Chairman, CEO, and Designer of Tory Burch LLC.
Tory Burch
Sara Blakely
Sara Treleaven Blakely sinh ngày 27 tháng 2 năm 1971 là một nữ doanh nhân tỷ phú người Mỹ, đồng thời là người sáng lập Spanx, một công ty đồ nội y của Mỹ với quần và xà cạp, được thành lập tại Atlanta, Georgia. Năm 2012, Blakely đã có tên trong Time 100 của “tạp chí Time” – danh sách hàng năm gồm 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tính đến năm 2014, cô được Forbes liệt kê là người phụ nữ quyền lực thứ 93 trên thế giới. Với việc chỉ không thích chiếc quần lót của mình mà Sara Blakely quyết định thiết kế lại nó. Từ đó, cô bắt đầu cuộc hành trình của mình để trở thành một trong những nhà thiết kế thành công nhất và là một trong những nhà thiết kế nữ giàu nhất. Cô cũng là một trong số ít tỷ phú tự lập trên thế giới.
Spanx có thể xa lạ với người Việt Nam, nhưng thương hiệu đồ lót này đã rất thành công ở Mỹ và mang về cho người sáng lập Sara Blakely khối tài sản tỷ đô. Thành danh trên con đường kinh doanh, nhưng thuở ban đầu, Sara ước mơ trở thành luật sư giống cha mình. Sau 2 lần thi vào trường luật không đỗ, năm 1998, Sara khi đó 24 tuổi quyết định từ bỏ và bắt đầu đi bán máy fax. Khả năng thương thuyết và bán hàng đã giúp Sara trở thành huấn luyện viên đào tạo nhân viên bán hàng của công ty trên phạm vi toàn nước Mỹ.
Cô học tại trường trung học Clearwater và tốt nghiệp Đại học bang Florida với bằng truyền thông, nơi cô là thành viên của hội phụ nữ Delta Delta Delta. Từ một nhân viên bán máy FAX, Sara Blakely dần tìm được niềm đam mê của mình trong kinh doanh. Ý tưởng của cô là sản xuất ra những chiếc quần lót định dáng thay vì những chiếc quần tất nóng nực cho phụ nữ. Điều này ban đầu đã khiến Sara vấp phải nhiều phản đối từ gia đình, bạn bè, sự từ chối của các nhà sản xuất, nhà phân phối. Nhưng bằng lòng tin mãnh liệt vào chính mình, Sara Blakely đã làm nên thương hiệu quần lót định dáng Spanx và trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Mỹ.
Giá trị tài sản của Armani là 1 tỷ USD.
Spanx Billionaire Sara Blakely.
Sara Blakely
Đăng bởi: Tuấn Lô Quốc